Seo Onpage

SEO audit là gì? Hướng dẫn thực hiện SEO audit hiệu quả

SEO audit là gì? Hướng dẫn thực hiện SEO audit hiệu quả
Trịnh duy thanh
31/12/2021 - 02:51
110

Bất cứ website nào cũng đều phải có quá trình SEO Audit để biết được rằng website của bạn đang bị lỗi gì, xác định những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. Từ đó, cải thiện tổng thể hiệu suất SEO trên toàn bộ website. Vậy SEO Audit là gì? Vì sao cần Audit website? Hãy cùng Cityit tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Seo audit là gì?

SEO audit là hàng loạt công việc và hành động nhằm phân tích, kiểm tra rồi đưa các cập nhật, gỡ lỗi cho website bao gồm cả onpage, offpagecontent. SEO Audit còn có nghĩa là “kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”. 

Tìm hiểu khái niệm Seo Audit là gì?

SEO Audit giống như việc “khám bệnh” cho một website vậy. Kiểm tra xem “sức khỏe” của website có tốt không và đưa ra “phương án” chữa bệnh. Khi thực hiện SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về website của mình như: Vấn đề của website, lượng truy cập của website, phân tích từ khóa, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website,…

Bạn nghĩ SEO Audit là một quá trình khá phức tạp phải không? Vì bạn cần phải phân tích nhiều khía cạnh của doanh nghiệp để xác định được cái gì đang hiệu quả và cái gì cần cải thiện. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là “Làm thế nào để cải thiện thứ hạng?”

Nên thực hiện audit SEO khi nào?

Bạn nên thực hiện audit SEO với 4 thời điểm sau đây:

Khi bắt đầu với một dự án mới

Để bắt đầu với một dự án mà bạn vừa mới nhận được là hết sức quan trọng. Hãy triểm tra xem website đó đã có những thành tự gì và còn nhữ điểm sai nào cần xử lý.

Khi website có những hiện tượng bất thường

SEO Audit giúp bạn xác định được website của mình đang hoạt động như thế nào. Vì thế, khi phát hiện website có những hiện tượng bất thường như: bài viết mất index, thứ hạng từ khóa bị tụt, traffic website bị giảm,…. hãy thực hiện SEO Audit. Tuy nhiên, nếu website của bạn là một website quy mô nhỏ thì không nên lạm dụng SEO Audit. Hãy dành thời gian để thực hiện nhiều công việc quan trọng hơn thay vì chỉ tập trung vào các số liệu thống kê.

Theo định kỳ

Thực hiện SEO Audit theo định kỹ sẽ giúp bạn nắm rõ hiệu suất SEO của website, thời gian hiệu quả nhất để thực hiện SEO Audit là 3 tháng 1 lần. Bạn hãy xem hiệu suất SEO của thời điểm thực hiện audit có khác biệt gì so với của 3 tháng vừa rồi hay không. Nếu như có sự khác biệt lớn, thì hãy điều chỉnh lại cho hợp lý.

Khi đưa ra các sự thay đổi lớn trên website

Mỗi lần đưa ra các quyết định hay thanh đổi nào đó lớn trong trang, ví dụ như thay đổi giao diện, bổ sung các tính năng mới. Việc theo dõi và xem lại sự đánh giá của google hay người dùng với website của bạn là điều bắt bộc. Hãy đảm bảo những thay đổi đó không gây sự bất tiện naò cho người dùng cũng như những ảnh hướng xấu đến website của bạn.

Seo audit tool – Tổng hợp các công cụ hỗ trợ SEO audit

Dưới đây sẽ là một vài công cụ hỗ trợ bạn thực hiện SEO audit hiệu quả:

  • Google search console
  • Google analytics
  • Google PageSpeed Insights
  • Ahrefs tools
  • Copyscape
  • Google’s Structured Data Testing Tool
  • SERP Simulator
  • Web Page Word Counter
  • Search Engine Optimization Made Easy

SEO audit checklist – Các công việc cần làm

Sẽ có rất nhiều công việc mà bạn cần phải thực hiện về nhiều mặt nhưng sẽ luôn theo một lộ trình chung như sau: Kiểm tra >>> Phân tích kết quả >>> tìm ra các vấn đề đang gặp phải >>> giải quyết >>> triểm tra lại kết quả.  

Checklist các công việc cần làm khi SEO audit
Checklist các công việc cần làm khi SEO audit

Checklist các công việc cần làm khi thực hiện seo audit:

  • Xử lý trải nghiệm người Dùng
  • Audit Links
  • Audit URL trên website
  • Audit lại các thẻ meta (title, description) và heading
  • Audit content
  • Audit hình ảnh

Xử lý trải nghiệm người Dùng

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá và xếp hạng kết quả tìm kiếm của google. Đây là công việc rất nên làm bất cứ khi nào bạn thực hiện audit seo. 

Công Cụ sử dụng: Google Search Console, Google PageSpeed Insights.

Hướng dẫn khắc phục: 

Bước 1: Bạn đăng nhập vào tài khoản google search console của mình. 

Bước 2: Tiếp đến, bạn chọn trải nghiệm trang. 

Xử lý trải nghiệm người Dùng

Tại đây google sẽ báo cho bạn toàn bộ về những tín hiệu về trải nghiệm trang (page experience). Bao gồm: Chỉ số Thiết yếu về Trang web, Tính khả dụng trên thiết bị di động, HTTPS.

Xử lý trải nghiệm người Dùng

Những con số mà bạn thấy trong các ô tín hiệu này sẽ là số lượng các url có trải nghiệm trang chưa đạt mà bạn cần khắc phục.

Bước 5: Click để xem chi tiết.

cách Xử lý trải nghiệm người Dùng

 

Bước 6: Tại đây, bạn sẽ được thấy chi tiết các vấn đề mà bạn gặp phải và số lượng các url đang gặp phải vấn đề này. 

hướng dẫn cách xử lý trải nghiệm người Dùng

Chọn vào một trong những lỗi này để xem danh sách các url chưa đạt.

Bước 7: chọn vào  url trong ví dụ để lấy được danh sách các url đang gặp cùng vấn đề đó. Tiếp đến ấn PageSpeed Insights, để xem cách khắc phục.

xử lý trải nghiệm người dùng webiste

Lưu Ý: Các phần được bôi đỏ để che đi là các url.

Bước 8: Tại phần mềm PageSpeed Insights bạn kéo xuống phần cơ hội để xem google gợi ý cho bạn về cách khắc phục.

cách xử lý trải nghiệm người dùng webiste

Bước 9: Sau khi đã khắc phục các vấn đề gặp phải theo chỉ dẫn của google bạn bạn quay lại tools google search console để xác thực sửa lỗi.

hướng dẫn xử lý trải nghiệm người dùng webiste

Quá trình để google thu thập lại dữ liệu mất khá nhiều thời gian nên bạn hãy chờ kết quả trong vòng vài ngày.

Audit links

Tại phần này, cityit sẽ hướng dẫn bạn khắc phục toàn bộ các vấn đề về liên kết mà bạn gặp phải về bao gồm Backlink xấu, Broken link (link gãy), internet link (link nội bộ). 

Xử lý backlink xấu

Vấn đề này gặp phải rất nhiều khi bạn trở thành mục tiêu tấn công của các đối thủ cùng thị trường. Một trong các thủ thuật thường được sử dụng đó là việc tấn công website bạn bằng cách bắn một lượng lớn link “độc hại” về đột ngột. Dưới đây sẽ là cách để bạn tìm ra các link đó và cách khắc phục.

Công cụ sử dụng:  tools ahref, google search console, disavow links 

Hướng dẫn xử lý: 

Xem chi tiết cách xác định và xử lý vấn đề này tại bài viết sau: Hướng dẫn nhận diện và chặn backlink xấu khi bị đối thủ bắn

Xử lý Broken link

Broken link hay còn gọi là link gãy, đây là những liên kết trỏ đến các địa chỉ không tồn tại hoặc không còn tồn tại trên Internet. Kết quả trả về cho các liên kết này thường là các trang lỗi 404 hoặc 4xx. Trường hợp này xảy ra nhiều với các website chưa có cấu trúc web rõ ràng. Các url bị xóa đi hoặc bị thay đổi mà không thực hiện redirect 301 sẽ sinh ra Broken link. 

Không những mang lại trải nghiệm khó chịu cho người dùng. Broken link còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả và đánh giá  SEO của bạn. 

Công cụ sử dụng: ahref, google search console

Hướng dẫn xử lý:

Bước 1: Bạn hãy truy cập vào tools ahref của mình chọn site explorer. nhập website của bạn rồi chọn Broken backlinks.

Xử lý Broken link

Bước 2: Lúc này bạn đã có được danh sách Broken link. Ấn Export để tải chúng xuống dưới CSV cho tiện công việc xử lý.

hướng dẫn Xử lý Broken link

Bước 3: Mở file vừa tải lên bạn sẽ được bản cung cấp rất chi tiết về các Broken link trên website của mình.

cách Xử lý Broken link

Phần link url sẽ chính là các Broken link mà bạn cần xử lý.

Bước 4: Để xử lý các Broken link, bạn có thể chọn cách thực hiện redirect 301 hoặc xóa các url này bằng google search console.

Xử lý link nội bộ

Công cụ sử dụng: Google search console, ahref tools, Screaming Frog SEO Spider.

Hướng dẫn xử lý: Link nội bộ hay internal link là hệ thống liên kết từ url này sang url khác trong trang web của bạn.  Đây là một phần rất quan trọng vì là yêu tố chính để tạo lên cấu trúc web, cũng nhưng ảnh hưởng đến việc google thu thập dữ liệu trang web của bạn.

Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để xử lý phần này tốt nhất.

Audit Url trên website

Audit Url trên website cũng là một trong những việc bạn cần làm khi thực hiện Audit website. Cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây:

Kiểm tra độ thân thiện của url

Hãy kiểm tra lại hệ thống các url trên website của mình và đảm bảo độ thân thiện của nó không chỉ với các bộ máy tìm kiếm mà với cả người dùng. Một url được tính là thân thiện là chuỗi ký tự ngắn gọn rõ nghĩa và được phân cách giữa các từ bằng dấu “-”. Trước tiên những url như thế sẽ giúp các bộ máy tìm kiếm và người dùng định hình được đường dẫn đó có nội dung là gì. Nó cũng là cơ hội để bạn nhắm đến những từ khóa không dấu một các hiệu quả. 

Công cụ sử dụng: Screaming Frog SEO Spider

Hướng dẫn xử lý:

Bước 1: Tải screaming frog crack và tiến hành cài đặt.

Bước 2: Nhập website của bạn vào thanh công cụ và chờ cho tới khi crawl được 100%.

Audit Url trên website

Bước 3: Chọn url và chọn Export ra để dễ xử lý hơn.

cách Audit Url trên website

Và đây sẽ là kết quả bạn thu được với: 

  • Address: Là url
  • Content: Nội dung(loại url)
  • Status Code: Trạng thái của url ở dạng code
  • Indexability: Khả năng lập chỉ mục của url
  • Indexability Status: Trạng thái lập chỉ mục của url
  • Length: Độ dài của url

hướng dẫn Audit Url trên website

Bước 4: Dựa vào trường content để phân loại các url và bỏ đi các url, hình ảnh, url về scc, js quan trọng của bạn. Từ đó tiến hành chỉnh sửa các url còn lại. Dựa vào thao tác này bạn cũng có thể lọc ra được các file lạ và “độc hại” thường được sinh ra từ các plugin chứa mã độc.

Kiểm tra khả năng lập chỉ mục của url

Công cụ sử dụng: Google Search Console

Hướng dẫn xử lý:

Bước 1: Bạn vào google search console của mình và chọn phạm vi lập chỉ mục. Tại đây, bạn sẽ thấy được trạng thái và số lượng của các url mà google đã thu thập được.

Kiểm tra khả năng lập chỉ mục của url

Bước 2: Kéo xuống để xem lý do mà các url đó bị gặp lỗi hoặc bị loại trừ. 

cách Kiểm tra khả năng lập chỉ mục của url

Bước 3: Bạn có thể ấn ngẫu nhiên vào 1 lỗi nào đó để xem danh sách các url mắc lỗi này và đưa ra cách khắc phục.

hướng dẫn Kiểm tra khả năng lập chỉ mục của url

Audit lại các thẻ meta (title, description) và heading

Trước tiên bạn nên hiểu rõ khái niệm về các thẻ này. Mỗi thẻ đều có một giá trị tương ứng khác nhau như:

  • Title: Thẻ tiêu đề
  • Description: mô tả ngắn
  • Các thẻ Heading: các thẻ để khái quát nội dung, chia nội dung thành từng phần cụ thể bao gồm h1, h2, h3, h4, h5, h6.

Mỗi loại thẻ này đều có những quy chuẩn riêng để bạn cần lưu ý, hãy dựa vào các quy chuẩn dưới đây để audit lại web của bạn cho hợp lý.

 Audit lại các thẻ meta

Audit thẻ title

  • Vị trí : Bên trong cặp thẻ <head></head>
  • Vai trò: Làm tiêu đề cho trang hiển thị trong kết quả tìm kiếm
  • Quy chuẩn: Dưới 60 ký tự, chứa từ khóa chính, hấp dẫn và làm rõ được chủ đề bàn viết.

Lưu Ý: 60 ký tự là giới hạn của google nếu quá dài title của bạn khi hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm có thể sẽ bị cắt đi dưới dạng “title…”. Bạn nên đặt từ khóa chính của trang ở càng gần đầu thẻ title càng tốt. 

Công cụ sử dụng: Screaming Frog SEO Spider.

Bước 1: Sử dụng Screaming Frog SEO Spider để crawl data web của bạn như phần “kiểm tra độ thân thiện của url”.

Bước 2: Chọn phần page title và export.

Audit thẻ title

Bước 3: Kết quả bạn nhận được như sau:

cách Audit thẻ title

Trong đó có các giá trị bạn cần chú ý:

  • Address: url.
  • Occurrences: số lần title đó được sử dụng trên website của bạn.
  • Title 1: title.
  • Title 1 Length: độ dài của title tính bằng ký tự.
  • Title 1 Pixel Width: độ rộng title tính bằng.

Bạn hãy sử dụng các quy chuẩn nêu ra ở phía trên để audit lại title của mình cho hợp lý.

Audit lại thẻ description

Quy chuẩn: 150 – 160 ký tự, chứa từ khóa hoặc các từ khóa phụ.

Công cụ sử dụng: Screaming Frog SEO Spider

Hướng dẫn thực hiện: 

Bước 1: Trong Screaming Frog SEO Spider bạn chọn meta description rồi export ra.

Audit lại thẻ description

Bước 2: Kết quả thu được: 

Audit lại thẻ description

Trong đó bạn hãy chú ý đến các trường sau:

  • Address: url
  • Occurrences: Số lần thẻ Meta Description này của bạn xuất hiện trên trang web
  • Meta Description 1: nội dung của thẻ Description 
  • Meta Description 1 Length: độ dài của Description tính bằng số lượng ký tự

Bước 3: Bạn thực hiện chỉnh sửa lại các thẻ Description theo các quy chuẩn. 

  • Meta Description 1 Pixel Width: Độ dài của Description tính bằng số lượng Pixel

Audit các thẻ Heading

Thẻ Heading với nhiệm vụ là phân chia khái quát nội dung chính của trang. Chúng ta có 6 cấp độ thẻ heading chính với cấp độ nhỏ dần bao gồm: H1, H2, H3, H4, H5, H6.

Audit các thẻ Heading
Audit các thẻ Heading

Các thẻ heading cũng có rất nhiều quy chuẩn riêng nên nhớ, hãy tham khảo tại bài viết Heading là gì? để biết thêm chi tiết.

Audit content

Một trong các công việc bắt buộc phải làm khi thực hiện seo audit đó chính là sàng lọc và tìm kiếm các phần nội dung kém chất lượng hoặc đã lỗi thời rồi đưa ra những sửa đổi và cập nhật. Để sàng lọc và tìm ra những phần nội dung này bạn hãy theo dõi ở bài viết: Hướng dẫn audit content hiệu quả.

Audit hình ảnh

Hình ảnh trên website cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn hãy luôn đảm bảo hình ảnh bạn đăng tải lên website đạt đủ các điều kiện sau để có một kết quả SEO tốt:

  • Định dạng khuyên dùng là .jpg hoặc .webp.
  • Luôn đảm bảo đã đặt thẻ alt cho ảnh (thẻ alt dùng để giải thích cho các bộ máy tìm kiếm hiểu được hình ảnh của bạn đăng lên muốn truyền tải nội dung gì).
  • Sử dụng hình ảnh với kích thước hợp lý. đặt width height đầy đủ cho ảnh.
  • đảm bảo ảnh không bị mờ nhòe gây khó chịu cho trải nghiệm người dùng.

Xem Thêm thông tin chi tiết tại bài viết: SEO ảnh

Điều gì sẽ xảy ra sau khi bạn thực hiện SEO audit

Khi bạn thực hiện SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về website của mình như: Vấn đề của website, lượng truy cập của website, phân tích từ khóa, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật hiện có của website,…

Thời gian để thấy được kết quả sau khi SEO audit

Thường thì bất cứ nội dung nào bạn thực hiện thay đổi đều sẽ cần thời gian cho cac bộ máy tìm kiếm thu thập lại dữ liệu rồi ta mới thấy được kết quả. Điều này thường mất khá lâu thời gian, thường là 1 vài ngày hoặc 1 đến vài tuần tùy vào độ ưu tiên mà website bạn nhận được.

Những website có lượng truy cập lớn và tần suất ra bài đều đặn sẽ có độ ưu tiên cao hơn (sẽ chỉ mất một tiếng hoặc ít hơn thế cho những thay đổi ở website này). Hãy chú ý luôn submit lại các Url bạn vừa thực hiện sửa đổi để rút ngắn quá trình này

Website của bạn sẽ thay đổi như thế nào?

Trước tiên với hàng loại các sửa đổi lưu lượng google bot ghé thăm site của bạn nhiều hơn, vì thế các nội dung mới của bạn sẽ được index nhanh hơn trước rất nhiều. Việc bạn làm tốt trong phần xử lý trải nghiệm người dùng cũng giúp website của bạn bị giảm tỷ lệ thoát, và cải thiện điểm time on site.

Thay đổi về thứ hạng trong những trang kết quả tìm kiếm, không ít thì nhiều chắc chắn những thay đổi của bạn sẽ mang lại kết quả tốt cho từ khóa,lượng traffic từ organic search sẽ tăng lên. việc tiếp theo của bạn là kiên nhẫn theo dõi và tổng kết lại kết quả để chờ đợi cho đợt audit seo tiếp theo.

Như vậy, SEO Audit là quá trình cực kỳ quan trọng đối với mọi website. Thực hiện Seo audit đúng cách sẽ giúp bạn phát hiện được những sự cố và khắc phục hiệu quả. Nhờ đó, website của bạn sẽ trở nên hoàn hảo và tăng thứ hạng trên Google. Hãy theo dõi bài viết khác của Cityit để có thêm kiến thức về SEO.

author
Trịnh Duy Thanh
5/5 - (17 bình chọn)
Tôi là Trịnh Duy Thanh, hiện đang là CEO của BKHOST, tôi đang giữ vai trò là giám đốc của công ty kim về các mảng: Mô hình, chiến lược kinh doanh, Bán hàng, Marketing,... Với 25 năm kinh nghiệm làm việc, quản lý và điều hành các công ty Việt Nam của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới: ABB, Tetra Park, Metller Toledo, ProMinent,... thì tôi hy vọng có thể giúp một phần nào đó trong công việc kinh doanh của các bạn thông qua những bài chia sẻ của mình.
Bài viết liên quan
Bình luận