Ngày nay, các website đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc marketing online của cá nhân hay các doanh nghiệp. Nếu như xem website là một ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất, là mặt bằng để xây dựng lên ngôi nhà đó. Như vậy, để có một website hoàn chỉnh thì hosting được xem như là một chìa khóa quan trọng. Nhưng bạn đã biết Hosting là gì? Hosting có vai trò như thế nào? Cần lưu ý gì khi thuê hosting? Hãy cùng Cityit tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Hosting hay web host là không gian lưu trữ dữ liệu được chia nhỏ ra từ máy chủ (server) giúp bạn đăng tải dữ liệu, website, ứng dụng lên internet. Nhà cung cấp sẽ có trách nghiệm giữ cho Server của họ luôn có kết nối internet 24/24 để hosting của bạn hoạt động mà không có sự gián đoạn.
Có thể hình dung một cách đơn giản như sau: Nếu website hay ứng dụng của bạn là một ngôi nhà thì hosting sẽ là mảnh đất để bạn xây dựng ngôi nhà lên trên đó.
Hoạt động của hosting sẽ được tiến hành với các nguyên lý cơ bản như sau:
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chia nhỏ tài nguyên trên máy chủ vật lý của mình ra thành nhiều phần, mỗi phần như thế sẽ được tính là một host. Tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà nhà cung cấp sẽ cấu hình các thông số cho hosting thành các gói khác nhau với giá thành khác nhau.
Ngoài việc phải giữ cho máy chủ của mình luôn hoạt động, nhà cung cấp cũng có trách nhiệm bảo vệ thông tin, chống xâm nhập máy chủ và xử lý dữ liệu từ hosting đến trình duyệt của người dùng.
Về phía người dùng, sau khi đã thuê hosting công việc của các bạn là đăng tải các file và folder lên. Ngoài ra, hãy chuẩn bị một tên miền để trỏ nó về hosting của bạn (công việc này bạn cũng có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ giúp bạn). Sau khi đã hoàn thành, khi có người khi có người truy cập vào tên miền của bạn, hosting sẽ trả kết quả là các tập tin tương ứng.
Mỗi nhà cung cấp sẽ đều đưa ra cho bạn rất nhiều các loại hosting khác nhau để lựa chọn nhưng chủ yếu sẽ gồm 4 loại hosting chính sau:
Shared Hosting là hosting được chia sẻ để cho nhiều website dùng chung từ Reseller Host. Toàn bộ source code, web platform, database, hệ điều hành của các website được đặt cùng trên một máy chủ vật lý. Website sẽ sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa,… Khi nhắc đến web host thì thường là ta đang nhắc đến shared hosting.
Có lẽ ưu điểm lớn nhất của shared hosting đó chính là về mặt giá cả. Bạn chỉ phải trả 19 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng cho 1 tháng sử dụng. Nó rất thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc các blog cá nhân.
Ưu điểm thứ 2 của shared Hosting là đơn giản và dễ sử dụng. Bạn sẽ không cần biết nhiều về kiến thức kỹ thuật vì tất cả đã được nhà cung cấp cấu hình sẵn cho bạn và nhiều người khác sử dụng.
Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm nhưng dòng hosting giá rẻ vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà khi lựa chọn sử dụng bạn cần phải lưu ý. Đó chính là Hosting Share bạn sẽ không có quyền kiểm soát đến cấu hình server. Những tài nguyên mà bạn không sử dụng đến có thể sẽ bị website chiếm dụng. Lượng truy cập tăng đột ngột từ website khác cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến website của bạn.
Dedicated Server Hosting là một một server vật lý mà nhà cung cấp sẽ dành riêng cho mình bạn. Toàn bộ tài nguyên trên server sẽ do bạn quyết định sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tùy thích theo nhu cầu sử dụng.
VPS là viết tắt của Virtual Private Server, có thể hiểu VPS là sự trung hòa của Shared Hosting và Dedicated Server Hosting. VPS sẽ vẫn giống với Shared Hosting khi vẫn sử dụng một server vật lý chung cho nhiều hosting. Tuy nhiên, điểm khác biệt của VPS lại là sự nổi trội của Dedicated Server Hosting. Khi trên một server vật lý này nhà cung cấp sẽ dùng công cụ ảo hóa để tạo ra nhiều server ảo hóa. Mỗi hosting sẽ được đặt riêng trên một server ảo hóa như vậy.
Được xem sẽ là xu hướng cho tương lai, hosting sẽ được vận hành trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing). Khác biệt với các hình thức hosting truyền thống, host của bạn sẽ không còn được đặt trên 1 server vật lý cố định nữa mà thay vào đó là một vùng cloud. Vùng Cloud này là tập hợp của nhiều server vật lý cùng gộp tài nguyên lại để vận hành bằng công nghệ ảo hóa. Bất cứ khi nào một trong các Server Cloud quá tải hay gặp vấn đề, mọi thứ sẽ được chuyển qua để xử lý ở một server khác của cluster server đó.
Bản chất là một dạng của shared hosting, nó được ra đời nhằm mục đích tối ưu nhất cho các site chạy mã nguồn WordPress. Một số Plugin cũng như mã nguồn của WordPress sẽ được cấu hình sẵn. WordPress hosting thường có nhiều tính năng liên quan đến WordPress như: WordPress theme được thiết kế riêng, builder kéo thả và các công cụ đặc thù riêng.
Ưu điểm
Trước khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting, bạn sẽ phải có một địa chỉ tên miền trước đó (Domain). Nếu Hosting có nhiệm vụ là để lưu trữ website thì tên miền sẽ là địa chỉ website của bạn. Khi người dùng nhập tên miền trên trình duyệt, nó sẽ trỏ về hosting đang chứa tên miền đó và hosting sẽ trả dữ liệu về trình duyệt.
Một hosting có thể sẽ đồng thời chứa được nhiều tên miền nhưng một tên miền thì lại chỉ hoạt động được trên 1 hosting. Bạn cũng hoàn toàn có thể chuyển tên miền từ hosting này sang dùng ở hosting khác.
Chất lượng của hosting sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả SEO của bạn. Một t qrong những chỉ số tối quan trọng của SEO, đó chính là PageSpeed Insights (tốc độ tải trang). Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phản hồi của Hosting.
Khi bạn có một kết quả seo tốt đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều traffic. Việc Hosting không đủ tốt sẽ gây giật lag, thậm chí là gián đoạn sự hoạt động của website. Trong quá trình seo web, sẽ không tránh khỏi việc bạn bị đối thủ chơi xấu như bơm traffic đen, bắn doss. Hãy luôn đảm bảo hosting của bạn đủ tốt để chống lại những tình huống này.
Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên chúng ta phải phân tích ưu – nhược điểm của cả hai và tùy vào mục đích sử dụng để quyết định nên chọn hosting Việt Nam hay Hosting nước ngoài.
Chúng ta sẽ quy ước các hosting này sẽ là các hositng có server được đặt ở ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam
Có nên sử dụng hosting Việt Nam không là băn khoăn của khá nhiều người dùng. Nội dung dưới đây, Cityit sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về hosting Việt Nam để có được sự lựa chọn phù hợp cho mình.
Như vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn Hosting Việt Nam. Thứ nhất là để ủng hộ các doanh nghiệp trong nước, thứ hai là nếu bạn không có nhiều kiến thức về công nghệ thì sẽ thuận tiện hơn cho bạn rất nhiều. Đặc biệt, hosting Việt Nam thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và giá thành cũng hợp lý hơn.
Hiện Nay các nhà cung cấp dịch vụ hosting trong nước để chọn bạn lựa chọn là rất nhiều. Các tên nổi bật có thể kể đến như Mắt Bão, Diều Hâu, Bkhost, Nhân hòa,…
Bạn hãy chú ý và chỉ chọn mua ở các nhà cung cấp đã có uy tín. Bạn nên cảnh giác với những lời mời về dịch vụ hosting rẻ bất thường. Vì đây rất có thể là các hình thức spam hoặc việc lợi dụng các gói hosting cho phép add nhiều domain để website của bạn hoạt động chung trên đó. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến website cũng như có nguy cơ bị ăn trộm dữ liệu và thông tin khách hàng của bạn.
Trên đây là các thông tin về hosting và cách lựa chọn hosting phù hợp. Hy vọng, qua những chia sẻ của Cityit, các bạn sẽ biết cách lựa chọn gói dịch vụ hosting phù hợp nhất cho mình để sẵn sàng cho hành trình xây dựng website mới.