Những thông tin về tên miền là gì luôn khiến cho nhiều người thắc mắc và muốn tìm lời giải đáp. Tên miền liên quan tới rất nhiều vấn đề quảng cáo và giúp các doanh nghiệp, đơn vị đẩy mạnh mảng truyền thông, quảng bá thương hiệu. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này.
Domain hay tên miền là địa chỉ của một website hoạt động trên internet để khi người dùng nhập nó vào thanh url của trình duyệt họ sẽ được dẫn đến website của bạn.
Tên miền được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-).
Có một số giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang:
Mục đích chính của domain được sinh ra là để thay thế các địa chỉ ip bằng một dãy số rất khó nhớ ví dụ (66.249.66.2). Hoạt động đăng ký và quản lý tên miền được tổ chức với tên gọi ICANN (internet Corporation for Assigned Names and Numbers) kiểm soát.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản là nếu hosting hoặc Web server giống như một ngôi nhà thì domain(tên miền) sẽ là địa chỉ của ngôi nhà đó. Vậy bạn đã hiểu rõ về domain là gì rồi.
Tên miền có cấu trúc hoạt động như thế nào? Ngay dưới đây, City IT sẽ giải đáp giúp bạn
Tên miền cấp cao nhất (TLD) viết tắt của Top level domain là phần kết thúc của một tên miền thường gồm 3 ký tự ví dụng như .com .net, hoặc một mã lãnh thổ hai ký tự dựa trên ISO-3166 các ví dụ ta có thể kể đến như .vn, .cn,…
Dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp 2 trở xuống (gọi tắt là SLD). Cụ thể là những cái tên đứng bên trái của .com, .net bạn vẫn thường hay nhìn thấy. Chẳng hạn như hamhochoi.com, raucuquasach.net thì hamhochoi ở đây chính là tên miền cấp 2 được nhắc tới.
Tên miền cấp 2 sẽ được đặt dựa trên tên của đơn vị, công ty, ngành hàng, sản phẩm – dịch vụ,…Tạo ra sự đặc trưng riêng mà người đọc nhìn vào nhận biết được website đó có chủ đề chính và nói nhiều về vấn đề gì, hoặc là đang kinh doanh về mặt hàng, dịch vụ nào trên thị trường hiện nay.
Mỗi loại tên miền cấp cao nhất (TLD) đều mang một ý nhĩa khác nhau và được chọn để sử dụng cho các mục đích khách nhau. Vậy để chọn loại tên miền cấp cao nhất sao chu phù hợp với nhu cầu bạn hãy tìm hiểu về ý nghĩa của chúng
Tên miền cấp cao nhất dùng chung có tên tiếng anh generic top-level domains, viết tắt là gTLDs. Tên miền này chính là top-level domain không hề phụ thuộc vào mã quốc gia nào cả. Bạn có thể thấy các miền thông dụng trong dạng này như .com, .org, .net hay .xyz, .biz, .tech, .club, .online, .shop,…
Về tên miền .net trước kia chỉ sử dụng cho các nhà mạng cung cấp internet ra thị trường và sau thì chuyển đổi sang mọi mục đích đa dạng. Tên miền .org sử dụng cho các tổ chức phi chính phủ nhưng hiện nay cũng đã đa dạng hơn. Tên miền .com sử dụng phổ biến hơn cả, chủ yếu cho mục đích thương mại.
Tên miền cấp cao nhất quốc gia được viết tắt là ccTLD, sử dụng xác định quốc gia nào đó hiện nay theo mã ISO. Chẳng hạn như đuôi .vn cho Việt Nam, .al – Albania, .am – Armenia, .ad – Andorra. Người dùng sẽ nhìn vào sẽ có thể nhận biết được web của quốc gia nào nhanh chóng.
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ được viết tắt là sTLD. Đây là dạng tên miền ít khi sử dụng, chủ yếu cho các tổ chức và nhóm hoạt động chuyên biệt. Cụ thể như .asia được sử dụng cho cộng đồng ở châu Á, .coop sử dụng tổ chức hợp tác, .post sử dụng cho dịch vụ bưu chính.
Tên miền cấp cao nhất không có tài trợ (uTLD) có tên tiếng anh là Unsponsored top-level domain. Dạng tên miền này có những đuôi đặc biệt như .biz, .pro, .name, .info.
Tên miền cấp cao nhất hạ tầng (viết tắt iTLD) có tên tiếng Anh Infrastructure top-level domain. Tên miền có dạng .arpa được sử dụng đại diện cho ARPA và dành riêng cho ICANN. Tổ chức sử dụng tên miền giải quyết các vấn đề về cơ sở hạ tầng.
Ngoài các tên miền phổ biến được nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng bên trên thì còn có nhiều tên miền thuộc cấp nhất khác đang được hoạt động. Cụ thể như Test top-level domain (tTLD), restricted generic top-level domains (grTLD), Internationalized country code top-level domains (IDN ccTLD),…
Khi chọn mua tên miền bạn cần biết rõ có những loại tên miền nào. Hiện nay, các loại tên miền thông dụng có thể kể đến:
Đây là loại tên miền khác được thêm vào các hosting của người dùng. Sử dụng Addon Domain như tên miền chính, cho phép các website được chạy cùng lúc với các domain khác nhau mà dùng chung một hosting và bảng điều khiển.
Subdomain hay domain phụ này được phân tách ra từ domain chính của chương trình. Nó vận hành như các domain khác và cũng có cùng tên miền chính.
Để hiểu rõ hơn về Sub domain, các bạn có thể tham khảo bài viết: Sub domain là gì? Hướng dẫn cách tạo subdomain
Parked Domain được sử dụng như tên miền song song với tên miền chính với cùng nguồn tài nguyên và dữ liệu cung cấp trong một website cụ thể. Đây là công cụ được thiết lập trong phần Control Panel. Nó giúp người dùng hình thành số lượng web trùng dữ liệu và khác tên miền không có giới hạn. Mang tới trải nghiệm dùng nhiều tên miền khá thú vị.
Aliases domain hay domain alias là tên miền chạy song song và sử dụng chung dữ liệu với tên miền chính trên các hosting sử dụng cpanel. Domain alias sẽ tương đương với Parked Domain của directadmin.
Khi bạn coi hosting, server hay nơi nào đó lưu trữ website của bạn là một toàn nhà là một địa điểm cần đến, thì tên miền sẽ là địa chỉ cụ thể của điểm đến đó.
Hãy hình dung sơ đồ như ảnh trên, Khi bạn thông báo với đơn vị vận chuyển là DNS server với nội dung tôi muốn đến cityit bằng cách nhập địa chỉ của website này (cityit.vn) vào thanh công cụ trên cùng của trình duyệt. DNS server sẽ check xem tên miền đó có tồn tại trong database của nó không nếu không bạn sẽ nhận lại trang báo lỗi. Ngược lại bạn sẽ được DNS server đưa đến đúng nơi bạn cần đến (nơi lưu trữ website của cityit.vn).
DNS – Hệ thống tên miền là danh bạ của internet. Người dùng có thể truy cập các thông tin cần thiết online qua các domain, như cityit.vn hoặc bkhost.vn.Trình duyệt website sẽ tiến hành tương tác qua địa chỉ Internet Protocol (IP). Khi đó DNS sẽ dịch tên miền sang địa chỉ IP để cho trình duyệt tải được tài nguyên internet nhanh chóng.
Thiết bị điện tử kết nối mạng lưới internet sẽ có địa chỉ IP độc nhất mà máy khác có thể tìm được ra nó. Khi người dùng muốn truy cập thì phải tìm ra các địa chỉ IP như 192.168.1.1 (trong IPv4), 2400: cb00: 2048: 1 :: c629: d7a2 (trong IPv6).
Tên miền chắc chắn là có vai trò quan trọng đối với người dùng trong thời buổi công nghệ hiện nay. Có tên miền thì việc xác định website mới chuẩn xác và giúp khách hàng tìm kiếm nhanh chóng. Cụ thể hơn:
ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là đơn vị quản lý tên miền và số hiệu cấp phát internet. Tổ chức này thuộc dạng phi lợi nhuận hiện đang trụ sở đặt tại California, United States. Tổ chức được thành lập chính thức vào năm 1998.
ICANN thực hiện trách nhiệm của mình về hoạt động kỹ thuật của Hệ thống tên miền (DNS) và đưa ra các chính sách đảm bảo sự phát triển cũng như quốc tế hóa hệ thống tên miền cấp cao để sử dụng. Nhìn chung tổ chức này quản lý hệ thống các dữ liệu, cấp phát địa chỉ IP để sử dụng và giúp mạng lưới internet vận hành ổn định.
Chuyển tên miền: Đây là hình thức chuyển đổi tên miền từ nhà quản lý này sang nhà quản lý khác. Người nhận chuyển phải thanh toán chi phí cho người chuyển theo thỏa thuận. Từ thời điểm một người đăng ký tên miền tới khi muốn chuyển cho người khác thì phải trên 60 ngày sử dụng và đảm bảo tên miền trong trạng thái “Active”.
Trỏ tên miền (đến hosting): Đó là hành động bạn tiến hành đăng nhập vào phần quản lý của domain thực hiện cấu hình. Mục đích sao cho người dùng gõ tên miền này thì tự động chuyển tới địa chỉ hosting chứa web cụ thể.
Domain name (tên miền): Tên miền chính là địa chỉ của website, người dùng sẽ gõ nó trên thanh công cụ của trình duyệt để tìm và truy cập vào đúng trang web bạn cần tìm. Trên mạng lưới internet thì tên miền là danh tính duy nhất không bị trùng lặp. Hiện nay các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoặc khẳng định thương hiệu đều có tên miền để khách hàng biết tới và truy cập về website tìm hiểu thông tin khác.
Hosting: Đây là không gian lưu trữ được phân chia nhỏ từ server giúp mọi người có thể tải dữ liệu lên hoặc xuất bản dữ liệu ra ngoài nhanh chóng. Khi dùng hosting thì bạn đặt lên máy chủ của nhà cung cấp dữ liệu để cho trang web vận hành được ổn định.
Việc lựa chọn tên miền như thế nào được xem là phù hợp và mang lại giá trị cao cho website của đơn vị, tổ chức cụ thể. Điều này sẽ được lý giải với các ý cơ bản bên dưới đây:
Có rất nhiều câu hỏi khác nhau được đặt ra về tên miền với các vấn đề khác nhau. Nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tên miền và lựa chọn cho phù hợp thì dưới đây sẽ có phần giải đáp câu hỏi:
Việc đăng ký tên miền không có gì phức tạp hay yêu cầu khó khăn. Nhiều khi thao tác chỉ mất vài phút là người dùng có thể mua xong tên miền sử dụng. Bạn tiến hành vào 1 trang web bán tên miền, bạn lựa chọn tên miền mình ưng ý và kiểm tra có bị trùng với các tên cũ hay không.
Nếu tên miền bạn ưng ý chưa bị trùng lặp thì bạn làm theo hướng dẫn đăng ký và hoàn tất thủ tục thanh toán chi phí như yêu cầu của người bán. Nhập đầy đủ các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN là xong.
để có thể kiểm tra được thông tin tên miền và bản ghi DNS của nó bạn hãy truy cập vào trang web https://checkip.vip/
Như có thể thấy bạn sẽ được cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về tên miền này, như: đại chỉ IP, tên nhà cung cấp, tên máy chủ(Name server),….
Tên miền Việt Nam
Đối với tên miền Việt Nam thì khoảng sau 20 ngày là người dùng có thể mua lại được khi có nhu cầu. Nếu chủ tên miền muốn sử dụng tiếp tục tên miền đó thì cần phải đóng thêm phí cho nhà cung cấp gia hạn tên miền. Sang tới ngày 21 mà chủ tên miền không gia hạn thì tên miền sẽ chuyển sang dạng tự do cho bất cứ ai cũng sử dụng được.
Tên miền dạng quốc tế
Đối với người dùng muốn gia hạn tên miền dạng quốc tế thì lưu ý sau 75 ngày có thể mua lại được. Sẽ có 3 giai đoạn phân chia mốc thời gian khác nhau để người dùng cân đối quyết định mua hay không.
Trên đây là những thông tin về tên miền là gì, ý nghĩa, phân loại tên miền và cách thức để đăng ký tên miền mà cityit đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này, Cityit sẽ giải đáp chi tiết nhất.